Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân năm 2012


Ngày 21 tháng 08 năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhânquy định:
Chương I: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa). 
b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu chí về vốn hoặc lao động được nêu rõ trong Thông tư này
3. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) trong các lĩnh vực được giảm thuế. Chi tiết trong Thông tư.
4. Không áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này đối với các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực: Xổ số; bất động sản; chứng khoán; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa có hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm không bao gồm số thuế tính trên phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
b) Doanh nghiệp được xếp hạng I theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước.
c) Doanh nghiệp hạng đặc biệt theo quy định tại Quyết định số 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt và Quyết định số 186/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.
d) Tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp.
Điều 2. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2012 đối với thu nhập của hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân của doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động cung ứng suất ăn ca.
Điều 3. Điều kiện áp dụng giảm thuế, miễn thuế
Điều 4. Xác định số thuế được giảm, miễn
Điều 5. Kê khai thuế

Chương II: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Điều 6. Miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Điều 7. Miễn thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh năm 2012 đối với hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân của doanh nghiệp, tổ chức

Chương III: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 8. Miễn thuế và thời gian miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh (trừ cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn ca cho công nhân thuộc diện miễn thuế theo quy định tại Điều 9 Thông tư này)
Điều 9. Miễn thuế khoán thuế thu nhập cá nhân năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn ca cho công nhân 
Điều 10. Kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
Từ ngày 01/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012 các tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng vẫn phải kê khai thuế nhưng tạm thời không tính thuế, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (thu nhập tính thuế nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng) của Biểu lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân. Đối với các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ bậc 2 trở lên (thu nhập tính thuế lớn hơn 5 triệu đồng/tháng), tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân từ bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập ghi số thuế đã khấu trừ (trừ số thuế được tạm miễn) vào chỉ tiêu [33] của Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.
Ví dụ 1. Anh A  có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 7/2012 là 9.200.000 đồng. Anh A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4.000.000 đồng, các khoản đóng bảo hiểm xã hội là 200.000 đồng. Anh A không có người phụ thuộc, không có khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo.
Thu nhập tính thuế của Anh A là: 
 9.200.000 đồng - 4.000.000 đồng - 200.000 đồng = 5.000.000 đồng.
Anh A có thu nhập tính thuế ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần nên  tạm thời không bị khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân của tháng 7/2012.
Ví dụ 2. Anh B có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 7/2012 là 21.200.000 đồng. Anh B được giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4.000.000 đồng, các khoản đóng bảo hiểm là 318.000 đồng. Anh B không có người phụ thuộc và các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo.
- Thu nhập tính thuế của Anh B là: 
 21.200.000 đồng - 4.000.000 đồng - 318.000 đồng = 16.882.000 đồng.
Anh B có thu nhập tính thuế từ bậc 2 trở lên của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, nên phải nộp thuế như sau:
- Số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp của Anh B là: 
+ Bậc 1:  5.000.000 đồng x 5% = 250.000 đồng.
+ Bậc 2: (10.000.000 đồng  – 5.000.000 đ ) x 10% = 500.000 đồng. 
+ Bậc 3: (16.882.000 đồng – 10.000.000 đ) x 15% = 1.032.300 đồng.  
Tổng số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp của anh B là: 1.782.300 đồng (250.000 đồng + 500.000 đồng + 1.032.300 đồng).
2. Đối với cá nhân kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp:
Từ ngày 01/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012 cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân hàng tháng ở bậc 1 (thu nhập tính thuế nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng) của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì tạm thời không phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân hàng tháng.
Trường hợp cá nhân có thu nhập tính thuế hàng tháng đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ bậc 2 trở lên (thu nhập tính thuế lớn hơn 5 triệu đồng/tháng) thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân từ bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Điều 11. Kê khai thuế TNCN đối với cá nhân, hộ kinh doanh: Chi tiết trong Thông tư
Điều 12. Kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2012.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP

Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị quyết trên của Chính phủ. 
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của 
ơ]pChính phủ, riêng đối với số thuế GTGT phát sinh trong tháng 4 năm 2012 theo quy định phải kê khai và nộp ngân sách nhà nước chậm nhất là ngày 20/05/2012, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau: 
Tạm thời chưa thu thuế GTGT đối với số thuế GTGT phải nộp của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 của các doanh nghiệp đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuộc các đối tượng sau đây: 
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty. 
b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội. 
Các doanh nghiệp thuộc đối tượng trên thực hiện kê khai như quy định nhưng chưa phải nộp ngay số thuế phải nộp theo kê khai. Số thuế này sẽ được nộp tương ứng chậm nhất vào ngày 20/11/2012, 20/12/2012, 20/01/2013. 
Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 154/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. 
Hướng dẫn trên được quy định trong Công văn 6362/BTC-TCT ngày 11 tháng 5 năm 2012 về việc tạm thời chưa thu số thuế GTGT phải nộp của tháng 4, 5,6 năm 2012. 
Do thời gian quá gấp, TCT chưa kịp nâng cấp các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế nên các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT được gia hạn theo hướng dẫn TẠI ĐÂY 
Ke toan Kimi 

Nguồn: Hướng dẫn về việc tạm thời chưa thu thuế GTGT tháng 4,5,6 năm 2012

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Luật thuế thu nhập cá nhân

Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân bốn năm trên toàn quốc. Tuy nhiên, còn một số đối tượng thuộc phạm vi ưu tiên, giảm trừ của luật vẫn chưa nắm rõ về quy định, mặc nhiên phải chịu những thiệt thòi đáng tiếc.
Gánh chịu thiệt thòi do thiếu thông tin, đáng lưu ý là những tác giả nằm trong khối sáng tạo: nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh, sân khấu, họa sĩ, nhạc sĩ...
Coi nhẹ bản quyền
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng. Quy định tại khoản 4.2, mục II, phần B thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân với tác phẩm đăng ký nêu rõ: “Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%”. Nghĩa là đối với bất kể tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được trả trên 10 triệu đồng, nếu đã đăng ký bản quyền thì thay vì phải nộp 10% thuế cho mỗi tác phẩm, việc tính thuế đối với những khoản thu này là 5% (giảm một nửa). Đồng thời, với những khoản thu dưới 10 triệu đồng, khi đã đăng ký bản quyền, các tác giả không phải nộp thuế.
Tuy nhiên, ông Vũ Mạnh Chu - cục trưởng Cục Bản quyền - cho biết số lượng tác giả đến đăng ký bản quyền rất thấp, chỉ vài phần trăm so với những tác phẩm được xuất bản hằng tháng trong cả nước. Tính trong năm 2011, theo số liệu Cục Bản quyền cung cấp, 100% số tác phẩm đăng ký đều được cấp chứng nhận bản quyền. Những loại hình nghệ thuật khá phổ biến đều có những con số bản quyền ít ỏi: 4-5 tác phẩm điện ảnh, 700-739 tác phẩm âm nhạc, 4-11 tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong hai năm 2010-2011. Có những thể loại như tác phẩm sân khấu được định hình trên băng đĩa hay chính tác phẩm báo chí, con số đăng ký bản quyền là 0.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%
Tham khảo khóa Đào tạo Kế toán Thuế tại Kimi Training

Đào tạo KẾ TOÁN THUẾ

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Kết quả xét công nhận tốt nghiệp lần 1 năm 2012 khóa 1 – liên thông Đại học hệ chính quy của trường Đại học Tài chính-Marketing


Căn cứ Thông báo Kết quả xét công nhận tốt nghiệp lần 1 năm 2012 khóa 1 – liên thông Đại học hệ chính quy của trường Đại học Tài chính-Marketing, Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Tài chính-Kế toán lưu ý các sinh viên lớp LTĐHK1_QN_KTDN một số vấn đề sau đây:
1. Sinh viên xem danh sách dự kiến công nhận tốt nghiệp lần 1 năm 2012 tại đây. Nếu có yêu cầu điều chỉnh, sinh viên cần liên hệ gấp với Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Tài chính-Kế toán để được giải quyết đến hết ngày 13/02/2012.
2. Thời gian cấp GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP và PHIẾU ĐIỂM TOÀN KHÓA cho sinh viên từ ngày 21/02/2012.
3. Xem lịch thi tốt nghiệp lần 2 tại đây.
4. Lễ bế giảng khóa học sẽ có thông báo sau.
  Muốn biết thêm thông tin chi tiết, sinh viên liên hệ với Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Tài chính-Kế toán, điện thoại 055.3845567./.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

HTKK 3.1.1 mới nhất

Chào các bạn.
Mới đây Bộ tài chính đã phát hành phần mềm hỗ trợ kê khai phiên bản HTKK 3.1. Tuy nhiên, có một lỗi phát sinh: Tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN đối với doanh nghiệp có thu nhập tính thuế TNDN âm. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của phần mềm, Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai phiên bản HTKK 3.1.1.

Tải phần mềm HTKK 3.1.1 tại link sau đây.
Tải phần mềm HTKK 3.1 tại đây nhé!
* Từ 1/1 – 31/3/2012, Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm, Đăng ký ngay Khóa học làm Báo cáo Tài chính thành thạo, click vào đây 
* Bạn muốn học làm Kế toán Thuế, Kế toán Tổng hợp Thành thạo, học xong 20 buổi đảm bảo thành nghề, click vào đây 
Lưu ý:
- Chỉ doanh nghiệp có thu nhập tính thuế TNDN âm mới phải cài đặt nâng cấp ứng dụng HTKK 3.1.1 để thực hiện kê khai tờ khai quyết toán 03/TNDN. Đối với các doanh nghiệp khác vẫn có thể sử dụng phiên bản HTKK 3.1.0 để kê khai quyết toán thuế TNDN bình thường.
- Người sử dụng chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.0 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.1.1. Trường hợp doanh nghiệp có thu nhập tính thuế âm thì cần xoá dữ liệu tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2011 đã có trên ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.0 và thực hiện kê khai lại tờ khai quyết toán TNDN trên ứng dụng HTKK 3.1.1.
Trân trọng cảm ơn.
setup htkk 3.1.1

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

TẢI PHẦN MỀM HTKK 3.1.0

DOWNLOAD HTKK 3.1.0

Các bạn học viên thân mến.
HTKK phiên bản 3.1.0 đã được phát hành ngày 18-01-2012. Đào tạo Kế toán Thuế Kimi xin gửi tới các bạn phần mềm HTKK 3.1.0 mới nhất nhé

Các bạn tải phần mềm HTKK 3.1.0 tại đây nhé!

Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.1 tại đây nhé!
* Từ 1/1 – 31/3/2012, Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm, Đăng ký ngay Khóa học làm Báo cáo Tài chính thành thạo, click vào đây Icon_hot
* Bạn muốn học làm Kế toán Thuế, Kế toán Tổng hợp Thành thạo, học xong 20 buổi đảm bảo thành nghề, click vào đây Icon_hot
THÔNG BÁO
Tổng cục Thuế đã hoàn thành việc nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.0 nhằm bổ sung thêm chức năng hỗ trợ kê khai các tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân, Tài nguyên và một số tờ khai thuế Giá trị gia tăng, Nhà thầu nước ngoài, Tờ khai phí, lệ phí.
HTKK phiên bản 3.1.0 đã được phát hành ngày 18-01-2012. Phiên bản này có những nâng cấp và bổ sung cơ bản như sau:
+     Nâng cấp và bổ sung tờ khai quyết toán các loại thuế Thu nhập doanh nghiệp (03/TNDN), Thu nhập cá nhân (02/KK-BH, 02/KK-XS, 05/KK-TNCN, 06/KK-TNCN, 09/KK-TNCN, 08B/KK-TNCN), Tài nguyên (02/TAIN)
+     Bổ sung một số mẫu biểu tờ khai thuế tháng, quý thuộc các sắc thuế GTGT (03/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT), Nhà thầu nước ngoài (03/NTNN), Thu nhập doanh nghiệp (02/TNDN), Thu nhập cá nhân (08/KK-TNCN, 08A/KK-TNCN) và một số tờ khai phí, lệ phí.
Lưu ý:
-       Về mẫu biểu: Bắt đầu từ ngày 18/1/2012, khi kê khai tờ khai quyết toán thuế có áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu biểu kê khai tại phiên bản 3.1.0 thay cho các phiên bản trước đây.
-       Về cài đặt: Người sử dụng chỉ cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK phiên bản 3.0.2 đã có trên máy tính trước khi thực hiện cài đặt ứng dụng HTKK 3.1.0 (không cần gỡ bỏ ứng dụng HTKK 2.5.5 nếu có)
Trân trọng được phục vụ!

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Làm sao lấy lại được tiền từ công ty chứng khoán?

Làm sao lấy lại được tiền từ công ty chứng khoán?
 
Xem hình
Sáng nay, những nhà đầu tư chậm chân đến đóng tài khoản tại Công ty Chứng khoán SME (SMES) đều phải chấp nhận một giải pháp được đưa ra: chuyển chứng khoán sang tài khoản mới mở Công ty Chứng khoán GoldenBridge (GBVS), trong khi tiền mặt thì vẫn phải chờ!
Theo thông tin từ một khách hàng của SMES, dĩ nhiên việc lựa chọn mở tài khoản tại công ty chứng khoán nào là tùy ý, nhưng SMES khuyên khách hàng nên “chạy” qua GBVS. Một số thông tin hậu trường cũng đồn đoán về khả năng GBVS sẽ rót vốn vào SMES. Chính bộ phận môi giới của GBVS cũng trực tiếp đến ngồi tại văn phòng của SMES để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thuận tiện.

Việc rút tiền mặt tại SMES lúc này là bất khả thi, ít nhất trong vòng vài ba tuần tới. Câu trả lời chung cho bất kỳ khách hàng nào muốn rút tiền là chờ đợi. Cũng theo nguồn tin trên, cách đây vài tuần, SMES còn cho phép rút một lượng nhỏ. Tuy nhiên, gần đây, bộ phận lưu ký của công ty đã trả lời thẳng: hết tiền mặt, khách hàng chỉ có thể rút tiền xếp hàng theo thứ tự trong vòng 2-3 tuần tới.

Việc một số công ty chứng khoán bị mất thanh khoản bây giờ không còn “nóng” nữa. Ngoài SMES cũng đã có thêm TAS bị cảnh cáo, dù chưa có thêm các thông tin liên quan đến mức độ nghiêm trọng về thanh khoản như SMES. Vấn đề còn lại là nhà đầu tư tiếp tục nắm đằng lưỡi trong các tình huống như thế này.

Rất đông các nhà đầu tư đều nghĩ rằng tiền gửi tại công ty chứng khoán là tiền của mình, và sẽ được đảm bảo an toàn dù công ty có mất thanh khoản. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng trong tình huống công ty chứng khoán “chơi đẹp”, không lạm dụng được tài khoản của khách hàng, hoặc có một cơ chế như tách bạch tài khoản đến tận gốc tại ngân hàng để công ty không đụng chạm được đến tiền mặt của khách. 

Rõ ràng số dư tiền mặt trên tài khoản vẫn báo đầy đủ, thậm chí vẫn giao dịch mua được nhưng khi chủ tài khoản đến rút tiền thì công ty lại không chi trả được. Tại sao tiền của mình lại “tuột” khỏi tay khổ chủ?

Câu trả lời là công ty chứng khoán đã “xào” tiền của khách hàng, quay vòng tiền cho mục đích khác. Phần lớn trường hợp là công ty sử dụng chính tiền của khách hàng này để cho khách hàng khác sử dụng qua hình thức đòn bẩy tài chính. Việc “xào” tiền này có thể gây rủi ro về thanh khoản cho bất kỳ công ty chứng khoán nào, dù lớn hay nhỏ nếu xảy ra ở cấp độ lớn. Dĩ nhiên mức độ rủi ro thường xuất hiện với các công ty nhỏ vì vòng quay không đủ nhanh.

Có hai tình trạng phổ biến lạm dụng tiền của khách hàng, là công ty cho một số khách VIP sử dụng đòn bẩy bằng chính tiền của khách hàng khác, và ứng trước trả tiền mua. Việc quản lý tài khoản tiền tổng tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích này. 

Không phải trường hợp nào công ty chứng khoán cũng sử dụng vốn ngân hàng hay vốn tự có để cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính. Tổng tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn dễ lạm dụng nhất, dựa trên một tiền đề là tần suất mua, rút tiền của khách hàng ở một mức nào đó thấp hơn mức được lạm dụng. Mọi việc sẽ vẫn trôi chảy nếu vòng quay: lấy tiền của khách - hỗ trợ khách hàng khác - nhận tiền hoàn lại + phí diễn ra bình thường. Khi đó tiền của người này kịp quay vòng để bù cho tiền của người khác trong hệ thống.

Vì một lý do nào đó, vòng quay nói trên bị dừng lại, công ty sẽ lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, phải bù đắp bằng nguồn nào đó. Chẳng hạn, đột nhiên khách hàng rút tiền nhiều hơn bình thường, trong khi dòng tiền thu về từ hoạt động hỗ trợ đòn bẩy chưa kịp trở lại; Hoặc, khách hàng đột ngột mua quá lớn vượt dự tính của công ty; Hoặc, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy mất khả năng hoàn lại tiền, hoặc hoàn tiền bị thiếu, nói nôm na là lỗ mà không bù được đòn bẩy.

Trường hợp phổ biến là khách hàng dùng đòn bẩy thua lỗ, chạy làng bỏ lại cục nợ cho công ty. Công ty vẫn có khoản thế chấp là chứng khoán, nhưng giá trị của khoản thế chấp đó nếu chuyển đổi thành tiền mặt lại không đủ để trả lại khoản tiền đã lạm dụng của khách hàng khác. Chứng khoán thế chấp có thể bị mất thanh khoản không bán được, hoặc bán được nhưng lỗ quá nhiều.

Điều nguy hiểm là rủi ro này không chỉ xuất hiện với công ty chứng khoán nhỏ mà là với mọi công ty chứng khoán nếu quản lý vốn không tốt, lạm dụng vốn quá độ. Chỉ có quy trình giám sát nội bộ và sự tuân thủ chuẩn mực đạo đức của các công ty mới kiểm soát được vấn đề này. Đáng tiếc là việc lạm dụng vốn của khách hàng đều xuất phát từ chủ trương của người quản lý công ty chứng khoán.

Một vấn đề nghiêm trọng nữa là khách hàng không được bảo vệ trong tình huống nói trên. Thật kỳ quái là tiền của mình mà mình không được sử dụng, trong khi phải cắn răng chịu đựng. SMES là ví dụ. Khách hàng không thể rút tiền của chính mình ra ngay lập tức mà phải chờ nhiều tuần. Ai sẽ gánh chịu rủi ro cơ hội của nhà đầu tư?

Các hợp đồng mở tài khoản đều quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khách hàng có quyền rút tiền theo yêu cầu và công ty phải trả. Tranh chấp xảy ra trước tiên là được dàn xếp để hòa giải, sau đó sẽ đưa ra tòa nếu không hòa giải được. Điều đó có nghĩa là nếu nhà đầu tư không rút được tiền ngay, họ có thể kiện công ty vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế lại không đơn giản như vậy. Đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn cỡ vài trăm triệu không thể tiến hành khởi kiện vì nhiều lý do, trong khi chính công ty cũng năn nỉ hết lời để khất lần.

Câu chuyện minh bạch và tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng với công ty chứng khoán là câu chuyện đã kéo dài nhiều năm nay. Đa phần công ty chứng khoán chỉ dừng đến mức tách bạch tài khoản tổng, thậm chí nhiều công ty vẫn chưa đạt đến mức đó. Các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty chứng khoán mới quản lý đến khả năng sử dụng vốn của công ty chứ chưa khống chế được việc công ty lạm dụng tiền của khách hàng. Hiện trung tâm lưu ký cũng chỉ mới khống chế được khối lượng chứng khoán đến từng tài khoản, chứ chưa giám sát được tiền mặt của nhà đầu tư. 


Theo vneconomy