Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Thuế suất thuế GTGT đối với nông sản phẩm

Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với nông sản phẩm

Câu hỏi:
Công ty em là Công ty nuôi trồng thủy sản, bán buôn, bán lẻ hàng nông lâm, thủy sản. Công ty em có nuôi tu hài bố mẹ cho sinh sản để lấy giống và đồng thời mua tu hài giống từ người nông dân về nuôi và bán lại cho người khách chăn nuôi.

Vậy cho em hỏi:
- Khi em bán tu hài giống thì hóa đơn em xuất thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu %?
- Khi em bán tu hài thương phẩm do em nuôi lớn từ con giống thì thuế suất thuế GTGT là bao nhiêu?

Trả lời:
Theo quy định tại điểm 1, 2 mục II phần A thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế:
“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát các sản phẩm trồng trọt; làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”

Như vậy, hai hoạt động của đơn vị đều là hoạt động không chịu thuế GTGT. Khi xuất hóa đơn, dòng thuế GTGT không ghi và gạch chéo.
Nếu có hoạt động buôn bán tu hài thành phẩm thì phải chịu thuế GTGT 5%
.
Theo Ketoan.org
Xem thêm tại "Đào tạo Kế toán Kimi"

Kimi khuyến mại 50% học phí dành cho các bạn Sinh viên


Kimi khuyến mại 50% học phí dành cho các bạn Sinh viên

Khuyến mại tháng 8 từ Kimi Training
Kimi Training giảm giá 50%  học phí Khóa học “Thực hành Ghi sổ Kế toán” (Học phí chỉ còn 850.000đ cho khóa học 20 buổi) dành cho các bạn Học viên là Sinh viên đăng ký đầu tiên trong ngày, giảm giá học phí 30% (học phí còn 1.150.000 đồng) cho bạn học viên là Sinh viên đăng ký thứ 2, bắt đầu từ ngày 24-08-2011 đến hết 30-08-2011.
Chú ý: Chương trình chỉ áp dụng dành cho các bạn Sinh viên
Mọi thông tin về Khóa học và chương trình khuyến mại tháng 8, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Đ/c: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: Ms. Nga – 098.441.7791 – Ms. Thành – 0943.900.656
Yahoo tư vấn: kimitraining01 – kimitraining02
Email tư vấn: kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn
Kimi trân trọng cảm ơn!

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Tính giá thành nghành sản xuất đá gia dụng


Cơ bản của ngành sản xuất , cưa xẻ đá có các loại chi phí và đặc điểm sau:
1. Chi phí vật liệu : giá trị đá theo thể tích : như vậy thề tích là tiêu thức phân bổ chi phí vật liệu.
2. Chi phí gia công, gồm chi phí nhân công và chi ph1i sản xuất chung: căn cứ vào diện tích cửa xẻ của mỗi tấm đá, mảng đá, mỗi thanh đá. Như vậy chi phí này được phân bổ theo chi phí mặt cưa (theo diện tích xung quanh của mỗi thanh đá, mảng đá, tấm đá. 

Tải File giá thành ngành tại đây
Đăng bởi: Đào tạo Kế toán Kimi

Kế toán là gì



Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…
Kế toán là gì?
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.
Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…
Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.
Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.
Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình – “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.
Chọn nghề này, bạn sẽ làm việc ở đâu?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:
- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.
Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn nghề này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.
Để làm nghề kế toán bạn cần những phẩm chất gì?
Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.
Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”.
Cẩn thận: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
- Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ trước khi chọn nghề kế toán.
Rất nhiều trường mở rộng cửa với bạn yêu nghề kế toán
Các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên những cơ sở đào tạo hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số Trung tâm đào tạo Kế toán có chất lượng tại Hà Nội.
Theo Tienphong

Nếu bạn đang băn khoăn, không biết nên học kế toán ở đâu tốt nhất, xin vui lòng click vào link sau để biết các thông tin về các khóa học kế toán tại Kimi Training

Kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 theo thông tư 28

KÊ KHAI BỔ SUNG TRÊN HTKK 3.0 THEO THÔNG TƯ 28

Hồ sơ khai thuế bổ sung quy định trong thông tư 28:
Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế (NNT) phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Mẫu hồ sơ khai bổ sung:
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 28.
- Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này  là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS).
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư 28.
Thực hiện kê khai bổ sung trên HTKK 3.0 như thế nào?
Chú ý: NNT phải kê khai lại Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai  vào HTKK 3.0 (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai lần đầu”) nếu kỳ tính thuế đã khai sai rơi vào trước tháng 07/2011.
Tiếp đó, NNT kê khai Tờ khai thuế của kỳ tính thuế đã khai sai vào HTKK 3.0 với số liệu đúng (Chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung”)
Nếu chọn trạng thái tờ khai là “Tờ khai bổ sung” thì trên form “Chọn kỳ tính thuế” Người nộp thuế (NNT) phải nhập thêm các thông tin về lần bổ sung và ngày lập tờ khai bổ sung như sau:

Chọn “ Đồng ý”, khi đó trên form nhập dữ liệu sẽ bao gồm 2 sheet “Tờ khai điều chỉnh” và“KHBS” như sau:
Ứng dụng sẽ lấy dữ liệu của Tờ khai gần nhất trong cùng kỳ kê khai làm dữ liệu mặc định trên Tờ khai điều chỉnh (Nếu là Tờ khai bổ sung lần 1 thì lấy dữ liệu của Tờ khai lần đầu, nếu là tờ khai bổ sung lần thứ n thì lấy dữ liệu lần bổ sung thứ n-1). NNT sẽ kê khai điều chỉnh trực tiếp trên Tờ khai điều chỉnh, kê khai như tờ khai thay thế, sau đó ứng dụng sẽ tự động lấy các chỉ tiêu điều chỉnh liên quan đến số thuế phải nộp lên KHBS, NNT không kê khai trên KHBS.
Ấn nút “ Tổng hợp KHBS” các chỉ tiêu được đưa lên KHBS gồm: [22], [25], [31], [33], [42].
Chi tiết các chỉ tiêu trên KHBS:
- Ở cột Số đã kê khai: lấy giá trị của tờ khai trước đó.
- Ở cột Số điều chỉnh: lấy giá trị trên Tờ khai điều chỉnh.
- Cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai= Số điều chỉnh- Số đã kê khai.
- Số ngày chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau hạn nộp cuối cùng của tờ khai đến ngày lập KHBS trên ứng dụng HTKK bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Số tiền phạt chậm nộp Số ngày phạt chậm nộp * Số tiền chậm nộp * 0,05%
- Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm: NNT tự nhập các giải trình cho tờ khai bổ sung vào phần này.
Chọn nút “Ghi” để hoàn thành việc kê khai bổ sung.

Nguồn: Ketoan.org
Đăng bởi Đào tạo Kế toán Kimi :D

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Mùa hè xanh tại Hà Giang

Mùa hè Xanh 2011 tại Hà Giang

Tiếp bước các chiến dịch tình nguyện năm 2010 tại Lào Cai, Các giáo viên và đội ngũ Công nhân viên của Kimi đã cùng với Đoàn trường ĐH Công Đoàn tổ chức chương trình “Mùa hè tình nguyện tại Hà Giang” vào những ngày giữa tháng 7 năm 2011. Chuyến đi đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên đối với anh em tình nguyện viên.
Ở vùng đất cực bắc này, mọi thứ thật đặc biệt. Đường sá hầu hết là đường đèo, cứ nối nhau quanh co uốn lượn. Cái cảm giác bò loanh quanh một quả núi rất thú vị, bạn cứ thấy mình trèo lên từng tầng một của con đường, thoắt một cái thì đoạn đường vừa qua đã nằm ở tầng dưới.
Chúng tôi xin gửi tới các bạn một vài hình ảnh mà chúng tôi lưu giữ được trong điện thoại.







Mùa hè sang năm không biết Kimi sẽ đi tình nguyện mùa hè xanh ở đâu nhỉ? :D hihi
Cty Kimi

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Quy định về thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán


Doanh nghiệp đang hạch toán kế toán bằng đồng Đô la Mỹ, muốn chuyển sang hạch toán bằng đồng Việt Nam đồng, doanh nghiệp phải quy đổi như thế nào cho các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán?
Trả lời:

Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, quy đổi các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới cũng như trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Chương II, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp như sau:

"1. Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

2. Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:

Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

3. Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:

- Cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

- Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán."
Theo Vacpa
Xem thêm tại Cong ty Dao tao Ke toan Kimi

Hướng dẫn cài đặt HTKK 3.0 cho đúng


Hướng dẫn cài đặt HTKK 3.0 cho đúng
CHÚ Ý: QUY TRÌNH CÀI ĐẶT NHƯ SAU:
Bước 1: Copy thư mục Datafiles của phiên bản 2.5.5 cũ trong ổ C:\Program Files\HTKK130\Datafiles ra một chỗ khác, ví dụ như ổ D: chẳng hạn (Phòng trường hợp HTKK 2.5.5 bị lỗi)
Bước 2: Cài đặt HTKK 2.5.5 phiên bản Update vào thư mục mặc định. (C:\Program Files\HTKK130)
Bước 3: Tạo thư mục HTKK 3.0 trong ổ D:\
Bước 4: Cài đặt phần mềm HTKK 3.0 vào thư mục HTKK 3.0 mới tạo trong ổ D:\.
Như vậy là bạn đã có thể sử dụng HTKK 2.5.5 và HTKK 3.0 song song rồi. Dữ liệu của HTKK 2.5.5 nằm ở ổ C:\Program Files\HTKK130\Datafiles. Dữ liệu của HTKK 3.0 nằm ổ D:\HTKK 3.0
Nếu bạn nào chưa biết cách cài đặt, hoặc cài đặt không được xin vui lòng liên hệ với nick chat: kimitraining03 để được tư vấn giúp đỡ.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: http://kimi.com.vn
Quy trình cài đặt HTKK 3.0Đào tạo Kế toán Kimi hướng dẫn.

Về việc nâng cấp phần mềm HTKK 3.0


Về việc nâng cấp phần mềm HTKK 3.0


Để hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân kê khai thuế đúng với quy định của chính sách thuế hiện hành, Tổng cục Thuế đã nâng cấp và phát triển phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch phiên bản 3.0 đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ khai thuế và mẫu biểu tờ khai thuế mới theo Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 (thay thế thông tư 60/2007/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ,

Thông báo, tải HTKK 3.0 tại website của Cty Đào tạo Kế toán Kimi Hà Nội tại link sau: Link tải HTKK 3.0:  tại đây

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Hội thảo Kế toán Kimi

Hội thảo Kế toán hướng dẫn Thông tư 28 và hướng dẫn kê khai biểu mẫu theo theo thông tư 28
Nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện các chính sách về thuế GTGT, Thuế TNDN và cập nhật kiến thức mới về chính sách thuế. Webketoan và Công ty Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (FAST) tổ chức hội thảo với chủ đề “ Hướng dẫn Thông tư 28 và hướng dẫn kê khai biểu mẫu theo theo thông tư 28”. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Mr. Tạo - 0943.900.200
Học Kế toán ở Kimi

Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0

Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0

Chào các bạn.
Đã có Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0 rồi các bạn ạ.
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0 tại đây nhé!
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0 tại đây nhé!
Các bạn tải Bộ cài ứng dụng HTKK phiên bản 2.5.5 – Update tại đây (hỗ trợ cài đồng thời 2 phiên bản HTKK 3.0 và 2.5.5 trên cùng một máy tính)
Nguồn: kimi.com.vn